Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng

Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng là đúng nhất?

Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng là đúng nhất?

“Đại bi dương liễu Quán Thế Âm
Thương kẻ trầm luân cứu lỗi lầm
Lòng từ hiện khắp trong ba cõi
Cam lồ rưới vẫy lóng sạch tâm.”

Bồ Tát Quan Thế Âm với với gương mặt tròn sáng, thân tướng đoan nghiêm, tay trái cầm Thanh tịnh bình, tay phải cầm cành dương liễu, mang năng lượng của từ bi để giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ thế gian. Cũng vì tâm niệm cao cả hướng đến đức độ của Mẹ Quan Thế Âm, các gia đình Phật tử thờ tượng Quan Âm để một lòng hướng đến từ bi, hỷ xả. Tuy nhiên, trong quá trình chọn tượng, nhiều người vẫn băn khoăn rằng: Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng là đúng nhất? Để giải đáp được câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Công Decor ngay nhé!

Ý nghĩa của việc thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Kinh Phật lưu truyền rằng, Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau với mục đích xuống trần gian để cứu độ chúng sinh vượt thoát khỏi kiếp nạn, đặc biệt là: nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

Chính vì vậy hình tướng của tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đại diện cho người mẹ hiền từ bi, luôn sát cánh cùng chúng sinh vượt qua nguy nan, hướng đến cuộc sống đức độ, vị tha. Những nơi nào có khó khăn, buồn đau, mất mát, Phật Quan Thế Âm sẽ độ xuống để cứu giúp.

Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng là đúng nhất?
Nên thỉnh mẹ Quan Âm ngồi hay đứng là đúng nhất?

Từ ý nghĩa này, chúng ta có thể nhận thức được rằng, thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, là để chúng ta hướng lòng mình vào cõi từ bi, hỷ xả, để mong cầu tự thân mình có thể vượt thoát những khổ ải, buồn đau, mất mát mà mình hoặc những người thân xung quanh đang phải đối mặt. Đứng trước những gia biến, hoặc những tai ương mà cuộc sống móc nối tới bạn, bạn có thể thành tâm thỉnh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để hóa độ chúng sinh, giúp ta bình tâm đi qua sóng gió.

Suy cho cùng, mục đích lớn lao nhất của việc thờ Phật Quan Âm Bồ Tát hay bất cứ vị Phật nào, không phải để mong cầu những điều lớn lao như tài lộc, phát đạt, giàu sang. Bởi, chúng ta thờ Phật vì hướng đến lòng tin và đức độ của các Ngài, để hướng đến những đạo lý căn cốt để có được một cuộc đời bình an, thân lạc tâm hỷ. Nhờ vào hình tượng nhân từ, đạo đức của Phật pháp mà con người giữ được ngọn đèn trí tuệ, giữ được tâm tĩnh lặng và luôn có cảm giác bình an vì được chở che bởi hương từ bi của Mẹ Quan Âm Bồ Tát.

Nên thờ mẹ Quan Âm Bồ Tát đứng hay ngồi?

Đối với những người một tâm hướng đến Đạo Phật, hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát giống như người mẹ hiền, với đôi bàn tay xoa dịu những nỗi đau, khổ hạnh, cứu khổ cứu nạn cho nhân thế. Vì vậy, việc thờ tượng Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát luôn được đề cao và tỏ lòng thành kính.

Vậy nên thờ mẹ Quan Âm Bồ Tát đứng hay ngồi? Với mỗi dáng tượng Quan Âm đứng hay ngồi, chúng ta nên lưu ý về đặc điểm và không gian đặt tượng như sau:

Tượng Quan Thế Âm dáng đứng: kích thước tượng Quan Thế Âm dáng đứng thường cao và lớn hơn tượng Quan Âm dáng ngồi, vì vậy yêu cầu đặt tượng ở khoảng không gian rộng và có chiều cao. Ngoài ra, tượng Quan Âm trong tư thế đứng cũng rất phù hợp với những bối cảnh phối hợp với thế núi non, hoặc ở bàn thờ ngoài trời. Dáng đứng thanh thoát, đoan nghiêm của Người sẽ đem đến cho con người cảm giác được che chở, an nhiên và gần gũi.

Tượng Quan Thế Âm dáng ngồi: kích thước tượng Quan Thế Âm dáng ngồi sẽ gọn hơn so với dáng đứng, vì vậy sẽ phù hợp với nhiều dạng không gian bố trí khác nhau. Đồng thời, dáng ngồi thiền của Phật Quan Âm cũng giúp cho chúng ta cảm thấy dễ tĩnh tâm và nghiêng lòng thành kính của mình đến với Phật.

Do đó, không có việc thờ mẹ Quan Âm Bồ Tát trong tư thế nào là chuẩn nhất, đúng nhất, điều quan trọng khi lựa chọn tượng Phật là sự phù hợp với không gian bố trí của gia đình bạn. Và điều quan trọng bậc nhất mà mỗi người trước khi lựa chọn bức tượng Phật thờ tại gia cần biết, đó chính là tấm lòng thành kính, hướng tới chân tâm, thiện ý mà mỗi người chúng ta dâng lên vị Phật. Phật không sống trong bức tượng, mà Phật sống trong chính tâm của mỗi con người. Khi mình bày tỏ được lòng thành tâm, giữ gìn giới hạnh và một lòng hướng đến chữ Thiện Tâm, thì chắc chắn, Người sẽ cảm được tấm lòng mà đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tu thân.

Ngày cúng mẹ Quan Âm Bồ Tát là ngày bao nhiêu?

Dưới đây, Công Decor sẽ cung cấp đến bạn đọc về 3 ngày vía Quan Âm để bạn có thể lưu tâm thờ Phật hoặc thỉnh tượng Phật vào những ngày đặc biệt này: 12/2 âm lịch, 19/6 âm lịch và 19/9 âm lịch. Đây lần lượt là ngày sinh của Phật Bà, ngày Quan Âm Bồ Tát xuất gia và ngày Quan Thế Âm chứng quả thành Phật.

Vào những ngày quan trọng này, Phật tử tại khắp nơi trên thế giới đều thành kính làm lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm để tưởng nhớ và bảy tỏ tấm lòng cảm tạ tới vị Phật đức độ, từ bi. Khi tiến hành làm lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm, hãy giữ đúng ngũ giới trong Đạo Phật và hướng tâm trong sáng, an lành tới mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Lưu ý khi thờ Phật Quan Thế Âm tại gia

Đức Phật đã từng nói, dù là người tốt, dù là người xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể bước trên con đường tu đạo. Vậy điều quan trọng nhất khi thờ Phật Quan Thế Âm tại gia đó chính là một lòng hướng Phật, không chấp niệm, không đánh giá, không quay lưng với những đạo lý mà nhà Phật trao truyền.

Khi lựa chọn tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát chúng ta cũng cần lưu ý chọn tượng Phật có nhân tướng hài hòa, hiền lành, khắc tạc lên được vẻ đẹp đức hạnh nhân từ của Người. Bởi có rất nhiều nơi sản xuất tượng Phật công nghiệp, khiến cho hình tướng Phật không được thanh thoát, không toát lên được vẻ từ bi, đức hạnh.

Khi thờ Phật tại gia, gia chủ nên lưu ý không dùng chung bát hương thờ Phật và thờ gia tiên. Chúng ta nên tách riêng để bày tỏ lòng thành kính và cung lễ.
Khi tượng Phật có bụi, gia chủ dùng khăn sạch để lau nhẹ nhàng lớp bụi bề mặt, không cần lau rửa quá thường xuyên, sẽ ảnh hưởng đến lớp men của tượng.

Về căn bản, chúng ta cũng chỉ cần lưu ý những điểm quan trọng nhất như vậy. Đạo Phật chủ yếu hướng vào bên trọng, phần nhân cách và tâm tưởng của con người, vì vậy những phần bên ngoài không cần quá hình thức, nghi lễ. Do đó, khi thỉnh bức tượng Quan Âm Bồ Tát, bạn không cần quá đắn đo xem tư thế Phật đứng hay Phật ngồi sẽ đúng nhất, mà chỉ cần lựa chọn phù hợp với không gian bố trí của gia đình mình. Điều quan trọng nhất vẫn là giữ trọn tấm lòng, trọn tâm thanh tịnh – như vậy, Phật sẽ hiểu thấu và minh chứng.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết này. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe, may mắn và bình an!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *