Nên thờ tượng Phật nào trong nhà ? cách thỉnh tượng Phật về thờ tại gia

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà mang tới Tài Lộc và Bình An?

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà mang tới Tài Lộc và Bình An?

Thờ Phật tại gia, từ lâu đã trở thành một phần tâm thức để nhắc nhở con người hướng về đạo Phật, về chân lý sống của nhà Phật. Và hiện nay, nhiều người còn đang băn khoăn không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà, bởi mỗi vị Phật lại mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Việc chọn vị Phật nào để thờ phụ thuộc vào mục đích riêng của từng gia đình. Trong bài viết này, Công Decor sẽ đi vào phân tích ý nghĩa của từng vị Phật, để bạn đọc biết được nên thờ tượng Phật nào trong gia thất của mình. Cùng theo dõi ngay nhé!

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Để trả lời được câu hỏi “Nên thờ tượng Phật nào trong nhà?”, chính mỗi người phải tự trả lời được câu hỏi, bạn thờ Phật để hướng đến mục đích gì?. Bởi mỗi vị Phật lại mang một ý nghĩa khác nhau. Dưới đây, Công Decor sẽ giúp bạn đọc thông hiểu được ý nghĩa của từng vị Phật thờ tại gia.

1.1 Ý nghĩa thờ tượng Quan Thế m Bồ Tát tại gia

Kinh Phật lưu truyền rằng, Quan Thế m Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau với mục đích xuống trần gian để cứu độ chúng sinh vượt thoát khỏi kiếp nạn, đặc biệt là: nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

Chính vì vậy hình tướng của tượng Phật Quan Thế m Bồ Tát đại diện cho người mẹ hiền từ bi, luôn sát cánh cùng chúng sinh vượt qua nguy nan, hướng đến cuộc sống đức độ, vị tha. Những nơi nào có khó khăn, buồn đau, mất mát, Phật Quan Thế m sẽ độ xuống để cứu giúp.

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà mang tới Tài Lộc và Bình An?
Nên thờ tượng Phật nào trong nhà mang tới Tài Lộc và Bình An?

Từ ý nghĩa này, chúng ta có thể nhận thức được rằng, thờ Phật Quan Thế m Bồ Tát, là để chúng ta hướng lòng mình vào cõi từ bi, hỷ xả, để mong cầu tự thân mình có thể vượt thoát những khổ ải, buồn đau, mất mát mà mình hoặc những người thân xung quanh đang phải đối mặt. Đứng trước những gia biến, hoặc những tai ương mà cuộc sống móc nối tới bạn, bạn có thể thành tâm thỉnh tượng Quan Thế m Bồ Tát để hóa độ chúng sinh, giúp ta bình tâm đi qua sóng gió.

1.2 Ý nghĩa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại gia

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chính là người đã khai sinh và đặt nền móng cho Phật giáo. Một vị hoàng tử với xuất thân quyền quý, sống trong nhung lụa đủ đầy, nhưng lại từ bỏ tất cả, để dấn thân khai mở con đường giác ngộ, giải thoát bản thân và nhiều người khác khỏi thế tục nhân sinh.

Chính vì vậy, Ngài là đại diện cho bậc giác ngộ, bậc Thánh toàn giác. Việc thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại gia thể hiện mục đích thành tâm hướng tới giác ngộ của gia chủ. Và để hướng tới giác ngộ, con người cần hướng tâm mình đến chữ Thiện, tránh xa Tham – Sân – Si ở đời, từ đó ánh sáng giác ngộ sẽ đến, và tự thân con người sẽ tự hưởng được cảm giác an nhiên từ tâm thanh tịnh.

Do đó, nếu bạn đang trong hành trình tu thân, tu tại gia, việc thỉnh tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni để thờ tại gia là một lựa chọn rất hợp lý. Ngài luôn ở một vị trí, để chúng ta hướng tâm mình trở về sâu hơn với ý niệm chân chính, hoặc để chúng ta ngồi lại, tự sám hối trước hình tướng Ngài về những lỗi lầm đã và đang dính mắc. Từ đây, tâm người được gột rửa, tính người được căn chỉnh, và trí tuệ sẽ tự sản sinh.

1.3 Ý nghĩa thờ tượng Phật A Di Đà tại gia

Đức Phật A Di Đà là một vị cổ Phật, lần đầu tiên được Đức Phật Thích Ca nhắc tới qua Kinh Vô Lượng Thọ. Ngài có 49 Đại thệ nguyện, trong đó có đại thệ nguyện ghi rằng, nếu chính sinh nào trước khi chết niệm hồng danh Ngài 10 lần nhất tâm bất loạn thì sẽ được vãng sanh cõi Tịnh độ của Ngài, hay còn gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc.

Vì vậy, khi đi lễ Phật, vào đình chùa, chúng ta thường chắp tay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” , đây chính là câu niệm hồng danh ngài Phật A Di Đà. Ở đây, “Nam mô” có nghĩa là quy y. “Quy y” có nghĩa đen là quay về. Quy y Phật không phải là một lễ quy y mà là tâm hướng về, quy về Phật, sống theo lời Phật dạy, giữ gìn giới hạnh, tìm cầu giải thoát khỏi khổ đau của luân hồi.

Đến đây, bạn đọc đã hiểu được phần nào ý nghĩa của việc thờ tượng Phật A Di Đà tại gia, đó là một cách, dựa vào hình tướng Phật A Di Đà để chúng ta quay về với Phật tính có sẵn bên trong mình, không theo đuổi những ảo vọng bên ngoài, vì còn ảo vọng là còn khổ đau. Đây cũng là cách sống, cách tu thân, để hướng đến ý niệm một ngày vãng sanh cõi Tịnh Độ, giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi, khi chết sẽ tái sinh được vào cõi Tây Phương Cực Lạc.

1.4 Ý nghĩa thờ tượng Phật Dược Sư tại gia

Đức Phật Dược Sư là một vị Phật giác ngộ với tấm lòng từ bi quảng đại, đến để bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả về thể chất và tinh thần. Khi tìm đến thỉnh Phật Dược Sư, chúng ta tìm đến tâm niệm loại bỏ 3 chất độc gây tâm bệnh và thân bệnh của con người, đó là: sự dính mắt, hận thù và vô minh. Trong bài chú Dược Sư, cũng là để tâm và thân gột rửa dần dần 3 thứ chất độc này khỏi chính bản thân, để từ đó, diệt được gốc bệnh, ắt thân và tâm sẽ trở nên khỏe mạnh, sáng suốt và bình an.

Chính vì vậy, khi mỗi người đang đối mặt với nhiều căn bệnh do cõi thân và cõi tâm đang phải chịu đựng, chúng ta nên thỉnh Phật Dược Sư thờ tại gia, chắp tay thành kính đọc chú Dược Sư, hiểu ngọn nguồn của căn bệnh trong mình, từ đó, đào thải dần những độc tố tích tụ trong tâm thức và tiềm thức của chúng ta. Như vậy, con người sẽ thoát khỏi sự bủa vây của bệnh tật, có cuộc sống vui khỏe, an nhiên.

Như vậy, tùy tâm hướng bạn, tùy vào mục đích bạn hướng đến là gì, bạn có thể chọn lựa cho mình một hình tướng Phật để nhắc nhở và đồng hành cùng chúng ta trên con đường tu thân tại gia.

Cách thỉnh tượng Phật về thờ tại gia

Cũng không cầu kỳ hay có bất cứ một phép tắc nào bắt buộc con người phải làm đúng, nếu làm không đúng sẽ bị trừng phạt. Bởi Phật giáo không hướng đến những nghi lễ cầu kỳ, hình thức bên ngoài như vậy. Phật giáo cốt hướng đến phần tâm ý của mỗi người chúng ta. Chỉ cần dâng lên cái vị lòng thành tâm, ý nguyện hướng thiện và tốt đẹp, chắc chắn các vị Phật sẽ lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng bạn.

Nhưng cũng có một số lưu ý khi bạn thỉnh tượng Phật về thờ tại gia, để không làm trái với những quy tắc trong Phật học, như sau:

  • Không nên xức các loại nước hoa thơm vào tượng Phật, vì nước hoa là hương thơm, tạo ra sự dính mắc, trói buộc, mê đắm, khiến tâm con người nảy sinh lòng tham, từ đó lại phá vỡ đi đạo hạnh nguyên: tránh dính mắc, hận thù, vô minh trong đạo Phật.
  • Không cần lau tượng Phật mỗi ngày, chỉ cần lau khi có bụi bẩn bám vào.
  • Thờ Phật phải thành tâm – đây là điều quan trọng nhất. Vì thật sự, Phật không ở trong pho tượng, Phật sống và cảm trong tâm của mỗi người. Vì vậy, gia chủ cần giữ gìn ngũ giới tốt khi thờ Phật.

Khi lựa chọn tượng Phật, các bạn cũng lưu ý chọn những cơ sở uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong chế tác tượng Phật. Để hình tướng Phật được khắc học trang nghiệm, đúng mực, giữ được vẻ thư thái, thanh tịnh. Và Công Decor cũng là một địa chỉ chuyên cung cấp những mẫu tượng Phật uy tín, chất lượng, với chất liệu đảm bảo. Bạn có thể tham khảo địa chỉ và thông tin về chúng tôi ngay tại website CôngDecor.com. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *